17/10/2007

Hommage au musicien Pham Dinh Chuong (1929-1991)

Son nom de chanteur: Hoài Bac.
Son environnement familial:
Ses soeurs: les chanteuses Thai Thanh, Thai Hang (èpouse du musicien Pham Duy).

D'autres artistes lui rendent hommage:
L'actrice Kieu Chinh
Le musicien Lê Trong Nguyen
Le poète Du Tu Le
Le musicien Nguyen Hien
...



"Sang Rung"



Lumière dans la forêt.

Une oeuvre de Pham Dinh Chuong

12/10/2007

15/02/2007

Le musicien Phạm Đình Chương

Biển Nhớ
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1993)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (PĐC) xuất thân từ một gia đình có thể nói là “royal family” của tân nhạc VN.

Thân phụ của ông là cụ Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.

Environnement familial du musicien Phạm Đình Chương :
  • Kiều Hạnh : la femme de son demi-frère, était actrice de théâtre et avait formé un groupe de jeunes talents dans le Sud Vietnam. La fille de mme Kiều Hạnh, la chanteuse Mai Hương est actuellement aux Etats Unis.
  • Hoài Trung, son autre demi-frère, était un chanteur célèbre du groupe Thăng Long, groupe qui était formé au Nord du pays en 1951 pendant la guerre. Hoài Trung s’est distingué par son talent d’imitation de chants d’oiseau, dans la chanson « Sáng Rừng », Lumière dans la Forêt, ou du hennissement du cheval, dans « Ngựa Phi Đường Xa »(Lê Yên), Les Chevaux sur la Route (P Đ.C.).

Phạm Đình Sỹ là một công chức, thỉnh thoảng lên sân khấu để đóng kịch tài tử cho vui nhưng vợ của ông là một nữ kịch sĩ tài hoa chuyên nghiệp: bà Kiều Hạnh. Bà còn nổi tiếng qua một tác phẩm khác của bà: nhóm Tuổi Xanh, từng đào tạo nhiều ca sĩ thiếu nhi thành những ca sĩ chuyên nghiệp cho miền Nam. Con của ông bà là ca sĩ Mai Hương hiện sống tại Mỹ.

Phạm Đình Viêm chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long, một ban nhạc khởi sự hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu IV ngoài Bắc. Tháng 6 năm 1951, ban hợp ca Thăng Long đến với “nắng đẹp miền Nam” và kể từ đó họ làm mưa làm gió trên sân khấu văn nghệ miền Nam qua lối trình diễn có một không hai của họ.

Hoài Trung có tài bắt chước tiếng cầm thú. Khi nghe ban hợp ca Thăng Long trình bày những bài hát như “Ngựa Phi Đường Xa”, (Lê Yên), “Sáng Rừng” (Phạm Đình Chương), nếu thỉnh thoảng bạn nghe tiếng ngựa hí, chim kêu thì đó là “tiếng kêu” của Hoài Trung dấy.

  • Sa sœur Thái Hằng est l'épouse du musicien Phạm Duy
  • Sa sœur benjamine Thái Thanh, célèbre chanteuse, ex-épouse de l’acteur Lê Quỳnh, est la maman des chanteuses Ý Lan, Quỳnh Hương.
  • Phạm Đình Chương est aussi un chanteur, sous le pseudonyme de Hoài Bắc.
C ’est le personnage principal, l’âme du groupe Thăng Long, qui comprenait Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung et Khánh Ngọc (son épouse).
Phạm Đình Chương , compositeur talentueux du Vietnam, est le contemporain de
Phạm Duy, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền etc…


  • Dòng vợ sau của cụ Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, người con gái út là Phạm thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh một thời là vợ của đệ nhất nam minh tinh điện ảnh Lê Quỳnh (cha của ca sĩ Ý Lan, Quỳnh Hương). Còn người con trai giữa chính là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

    PĐC còn là ca sĩ Hoài Bắc, linh hồn của ban hợp ca Thăng Long. Những thành viên khác của ban hợp ca như: NS Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ PĐC) có thể vắng mặt hẳn hoặc thay thế nhưng ca sĩ Hoài Bắc thì không thể thay thế được.

    PĐC sinh năm 1929 (có tài liệu ghi năm 1930). Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Ngoài tài ca hát, PĐC còn được xem là một nhạc sĩ tài ba đồng thế hệ với Phạm Duy, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền v.v…

    Như bao nhiêu chàng trai yêu nước khác, ông theo kháng chiến chống Pháp ngay từ lúc ban đầu. Bốn anh em Phạm Đình Viêm, Phạm thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và Phạm thị Băng Thanh đều gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

    PĐC bắt đầu sáng tác trong thời gian theo kháng chiến. Lúc ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Những bài ca ra đời trong giai đoạn này là loại nhạc hùng tráng như “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng”, “Hò Leo Núi”, v.v…
  • Ses premières compositions à l’âge de 18 ans étaient des chants patriotiques accompagnant la période de la « guerre de résistance » contre l’armée française.
    “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng” (Départ dès l’Aube),
    “Hò Leo Núi” (Chant de Marche dans
    la Montagne), etc…
  • Dans le courant de l’année 1951, il quitta le maquis Vietminh pour la ville, puis le sud. Il créa des mélodies nostalgiques rappelant les chansons traditionnelles du nord, louant la beauté de la campagne vietnamienne et les gens simples…
“Khúc Giao Duyên,”( Le chant de notre idylle),
“Thằng Cuội” (Le petit Cuôi sur la lune),
“Được Mùa” (La Récolte),
“Tiếng Dân Chài” (La voix des pêcheurs au filet)…

Khi thấy Việt Minh bắt đầu lộ bộ mặt CS, ông “dinh tê” về thành rồi theo anh em vào Nam giữa 1951. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này là những bài mang âm hưởng dân ca miền Bắc ca tụng cái đẹp của thôn quê như “Khúc Giao Duyên”, “Thằng Cuội”, “Được Mùa”, “Tiếng Dân Chài” như muốn nói lên tâm trạng hoài cố quận của mình.

Cuối thập niên 50, qua ban hợp ca Thăng Long, giới yêu nhạc miền Nam được biết và yêu thích những sáng tác của ông như ”Xóm Đêm”, “Đợi Chờ”, “Ly Rượu Mừng”, “Đón Xuân”, v.v…
  • Les chansons appréciées par les mélomanes du sud :
”Xóm Đêm”( Mon quartier la nuit),
“Đợi Chờ” (L’Attente),
Chants pour la Nouvelle Année :“Ly Rượu Mừng”(Le toast du Nouvel An),
“Đón Xuân” (En accueillant le Printemps), …



Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can như “Đêm Cuối Cùng”, “Thuở Ban Đầu”.
  • D’autres chansons d’amour, tristes, douloureuses, ont été écrites suite à sa séparation avec son épouse.
    “Đêm Cuối Cùng” (Notre dernière nuit),
    “Thuở Ban Đầu” (Les débuts de notre idylle)
    .


    Nhạc tình của ông là những tình khúc tuyệt vời dù không là những bài ca hạnh phúc. Nhiều nhạc sĩ sáng tác để nói về “tình” nhưng PĐC để “tình” nói hộ trong những tình khúc đau thương của mình.
“Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.
Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.
Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.
Giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.
Nắm tay không rời
Cố hé run run môi cười.
Lúc chia tay bên trời tiếc thương.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Hẹn rằng một ngày mai nối mộng ban đầu.
Em ơi đừng khóc sầu chia ly.
Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì.
Dù đêm sâu như hồn chúng mình
Dù quan san cách trở mong manh.
Hãy tin một niềm
Nỗi nhớ nhung xưa ven tuyền.
Sẽ cho ngày về thắm duyên.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Sợ rằng một ngày mai giấc mộng không thành"
(Đêm Cuối Cùng)

Phải nói là ông có biệt tài phổ thơ thành nhạc. Ngoài bài “Mộng Dưới Hoa” nói trên, ông đã đưa nét nhạc bi thiết vào những bài thơ như “Màu Kỷ Niệm” (thơ Nguyên Sa), “Nửa Hồn Thương Đau” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “Người Đi Qua Đời Tôi” (thơ Trần Dạ Từ), “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng), “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” (thơ Hoàng Anh Tuấn), “Đêm Màu Hồng” (thơ Thanh Tâm Tuyền), để trở thành những tình khúc bất tử.
Phạm Đinh Chương a mis en musique avec beaucoup de talent les oeuvres des poètes vietnamiens :
  • “Mộng Dưới Hoa”, Rêve sous les Fleurs
  • “Màu Kỷ Niệm” (par Nguyên Sa) ,Couleurs, Souvenirs…
  • “Nửa Hồn Thương Đau” ( par Thanh Tâm Tuyền), Douleur dans l'âme…
  • “Người Đi Qua Đời Tôi” (par Trần Dạ Từ), La femme qui a partagé ma vie
  • “Đôi Mắt Người Sơn Tây,”Les yeux de la jeune paysanne de la province de Sơn tây ( poème de Quang Dũng),
  • “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội,” Pluies de Saigon ou de Hanoi (poème de Hoàng Anh Tuấn),
  • “Đêm Màu Hồng” ( par Thanh Tâm Tuyền). Nuit, Couleur Rose…
Le titre de la dernière chanson, d’inspiration « surréaliste », a donné le nom à une boîte de nuit où l’artiste venait parfois se reproduire, boulevard Nguyễn Huệ, à Saigon. Sa voix grave, éraillée?, collante?, se mêlait à la fumée des cigarettes et à l’alcool, tard dans la nuit, alors qu’au loin, résonnait les bruits de la guerre…


Đây là những bài hát có nhiều chuyển cung rất hay lạ và Thái Thanh đã làm cho khách phòng trà phải nín thở mỗi khi nghe cô hát. Thuở ấy, Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long thường trình diễn tại phòng trà “Đêm Màu Hồng” (tên bài thơ của TTT) ở đường Nguyễn Huệ, Saigon. Ca sĩ Hoài Bắc thỉnh thoảng vẫn đơn ca tại đây.

Ông có giọng trầm và dội, nhừa nhựa như phảng phất men rượu và khói thuốc nên càng thêm gợi cảm. Nếu bạn có dịp nghe ông hát trong một quán rượu về khuya, tay cầm ly rượu và điếu thuốc nghi ngút khói, hát một mình bằng một giọng hát ngỡ như khét lẹt vì khói thuốc nhưng lại được dập tắt bởi rượu và ngoài kia tiếng súng xa vọng về, lúc đó bạn mới cảm được cái hay độc đáo của giọng hát Hoài Bắc.

Tuy thế, khán giả vẫn thích nghe ông hát chung với ban hợp ca Thăng Long hay song ca với Hoài Trung hơn, nhất là bài ”Hàm Xôi Phá Xa” dí dỏm:
“Ối lạc rang
Mới mua nóng giòn
...
Lạc rang... lạc rang
Ai mua lạc rang
Nóng ngon thêm giòn"
”Hàm Xôi Phá Xa” est une chanson humoristique, qu 'il chantait avec son demi-frère Hoài trung, ou avec le groupe Thăng Long, faisant la réclame des cacahuètes dans la rue…
« Qui veut des cacahuètes grillées à l’instant, encore toutes chaudes, toutes croquantes, délicieuses… »
Sa plus grande contribution à la musique vietnamienne était son triptyque, composé dans les années 60 :
“Hội Trùng Dương” (la Réunion des Flots)
comprenant les « voix »:
du fleuve Rouge, de la rivière du Parfum et du Mékong,
“Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” ,“Tiếng Sông Cửu Long”.

Có lẽ đóng góp lớn nhất của ông cho nền tân nhạc Việt Nam là trường ca “Hội Trùng Dương” sáng tác trong thập niên 60 gồm ba ca khúc “Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” và “Tiếng Sông Cửu Long”.


Parmi les centaines d’oeuvres des musiciens vietnamiens chantant l’amour du pays natal, les plus significatives sont sans nul doute les recueils :

“Hòn Vọng Phu” de Lê Thương, (Le Rocher de L’Attente)
“Con Đường Cái Quan” de Phạm Duy, (La Route Mandarine) et
“Hội Trùng Dương” de Phạm Đình Chương, (La Réunion des Flots).

Ta có thể kể hàng trăm bài hát ngợi ca tình yêu quê hương, thương mến đất nước trong gia tài nhạc Việt nhưng không gì hùng vĩ, hoành tráng và ý nghĩa bằng trường ca “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy và “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương.



Ông mất năm 1993 tại California, Mỹ. Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam...

Con tằm đã nhả tơ cho đến sợi tơ cuối cùng. Và... những sợi tơ ấy giờ vẫn còn sáng ngời lắm, rực rỡ lắm, lấp lánh lắm.

Thắp nén hương lòng này kính dâng hương hồn nhạc sĩ.
Phạm Đình Chương s’éteignit en Californie en  1993 …
 
Biển Nhớ

11/02/2007

Ly rượu mừng

Portons le toast du nouvel an...
au paysan, au commerçant, au citoyen, au soldat, à la mère vietnamienne, à l'artiste,
à notre pays, qu 'il trouve la liberté et la paix...

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công dân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó

á a a a

Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui

á a a a

Muôn lòng xao xuyến duyên đời
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương

á a a a
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính

á a a a
Chúc mẹ hiền dút u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca hát chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình đang phơi phớị...

Une chanson, qu 'on entendait ou chantait autrefois, tous les ans à l'arrivée du Tết.

24/01/2007

bietkinhky - manh dinh

bietkinhky - manh dinh

Bạn ơi quan hà, xin cạn chén ly bôi,
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi


Bạn ơi, mai này ai hỏi đến tên tôi
Thì bạn hãy nói khoác chiến y rồi


Cher ami (e),... , veux tu bien terminer cette coupe d'adieu
Demain, je serai loin


Cher ami (e), plus tard, si on demande mon nom
Dis leur, que je me suis engagé dans l'armée

--
Une chanson des années 56--> 63 ?

18/01/2007

Mon village


Chanson interprétée par Như Quỳnh
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh...



Essai de traduction:

Dans mon village, il y a un grand banian
Il est si grand qu 'il semble atteindre les cieux
Et une rivière qui fait des méandres
avant de couler doucement vers le sud
Les maisons au toit de chaume s'y côtoient
Tandis que les bambous s'alignent paisiblement auprès des aréquiers
Tableau champêtre qui invite à la rêverie...
Mais hélas...
Un jour d'automne
Le fusil à la main
Je pense à mon retour au village

Mon village, source d'amour
Est aussi Nostalgie et Mélancolie...
pour ses enfants partis aux 4 points cardinaux



Contributeurs

11/2007 -248

Ce blog démarre avec la chanson "Thu quyến rũ ", "Automne envoûtant" ...
¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤

le site htpp://revedeserenite.net a été endommagé !
2008.







a.d
1403